Kho GSP là một thuật ngữ quen thuộc phổ biến trong ngành dược phẩm, tuy nhiên không phải ai cũng biết kho GSP cũng như các thông tin liên quan đến nó là gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này, cùng tham khảo chi tiết nhé!
Contents
Kho GSP là gì?
Trước khi tìm hiểu kho GSP là gì, bạn hiểu GSP là như thế nào chưa? “Good Storage Practice” là tên đầy đủ của cụm từ GSP – có nghĩa là thực hành lưu trữ, bảo quản tốt kho thuốc. Bên cạnh đó, kho GSP phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu và nguyên tắc tiêu chuẩn GSP nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, nguyên liệu thuốc khi cất giữ.
Tất cả các loại dược phẩm đều bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn kho GSP. Đây cũng chính là yêu cầu mà Bộ Y Tế yêu cầu các đơn vị trong ngành phải nghiêm chỉnh thực hiện.
Tiêu chuẩn kho thuốc GSP
Để có thể đạt được tiêu chuẩn kho thuốc GSP trong ngành dược phẩm, cần phải đáp ứng những yếu tố trong thiết kế, xây dựng kho thuốc và cho thuê kho hàng như sau:
- Địa điểm đặt kho thuốc GSP phải có hệ thống giao thông thuận tiện cho các hoạt động vận chuyển, xuất nhập cũng như phòng cháy chữa cháy. Vị trí kho GSP ở nơi cao ráo, an toàn và đầy đủ hệ thống cống rãnh thoát nước để đảm bảo thuốc, tránh được những ảnh hưởng thiên tai như mưa lớn, lũ lụt.
- Diện tích kho GSP phải đảm bảo đủ độ rộng, phù hợp với quy mô trong việc bố trí khu vực cho những hoạt động tiếp nhận, biệt trữ, kiểm tra, đóng gói, xuất kho… Với những cơ sở nhập khẩu hay kinh doanh dịch vụ bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền, diện tích yêu cầu tối thiểu là 500 m2, dung tích tối thiểu đạt 1.500 m3.
- Về thiết kế xây dựng kho GSP phải được thực hiện một cách có hệ thống, vừa bảo quản thuốc tốt, vừa tránh các ảnh hưởng từ môi trường như: Nhiệt độ, độ ẩm, chất thải, sự tấn công của sâu bọ hoặc các loại côn trùng.
- Tuân thủ những tiêu chuẩn giúp cung cấp hệ thống không khí sạch thông qua việc lấy mẫu thử nghiệm.
- Với những kho thuốc bảo quản các sản phẩm có nguy cơ cháy nổ lớn phải được thiết kế và xây dựng theo quy định của pháp luật, tránh xa những khu vực nhà ở. Đồng thời, kho đạt chuẩn GSP phải được thiết kế thông thoáng, trang bị đèn báo nổ, và đầy đủ hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Xem thêm: Quy trình xuất nhập kho hàng hóa đơn giản, dễ hiểu

Những tiêu chuẩn trong thiết kế, xây dựng của một kho thuốc đạt chuẩn GSP
Điều kiện bảo quản thuốc trong kho GSP
Thuốc là một trong những sản phẩm có ưu cầu bảo quản nghiêm ngặt. Thực hiện chuẩn chỉnh điều kiện bảo quản cho từng loại thuốc giúp đảm bảo chất lượng tối đa khi đến tay người dùng. Điều kiện bảo quản thuốc trong kho GSP chính là những thông tin trên nhãn của sản phẩm dược liệu. Cụ thể:
- Nếu nhãn sản phẩm không thể hiện rõ thì đó là sản phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường trong môi trường khô với độ ẩm 75%, nhiệt độ từ 15 – 30°C. Và tại một số thời điểm trong ngày, có thể nhiệt độ sẽ vượt quá 30°C nhưng không quá 32°C, độ ẩm không quá 80%.
- Bảo quản thuốc trong kho đạt chuẩn GSP phải đảm bảo thoáng khí, tránh ảnh hưởng từ các mùi hay những yếu tố gây tạp nhiễm và ánh sáng mạnh.
- Cần có đánh giá tổng quan về các yếu tố như nhiệt độ và độ ẩm. Những tiêu chuẩn này bắt buộc phải đáp ứng với từng loại thuốc.
Về yêu cầu bố trí các loại hàng hóa trong kho GSP phải đảm bảo đầy đủ các trang bị, giá, kệ để sắp xếp và đặt hàng hóa. Khoảng cách giữa các kệ giá với nền phải đủ rộng, giúp việc vệ sinh kho, kiểm tra hay dỡ hàng được dễ dàng hơn.
Xem thêm: Mẫu bảng theo dõi nhập xuất tồn kho hàng ngày đơn giản

Những điều kiện bảo quản thuốc của kho GSP
Ngoài ra, hệ thống giá kệ nên được sắp xếp hợp lý, mã hóa để có thể thuận tiện trong việc nhận biết. Đừng quên cung cấp đủ ánh sáng cho các khu vực trong kho GSP để thực hiện các hoạt động khác một cách an toàn và chính xác.
Nguyên tắc trang thiết bị theo GSP
Nguyên tắc trang thiết bị theo GSP yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt và chi tiết. Cụ thể, kho GSP phải đảm bảo đủ các thiết bị, phương tiện hỗ trợ đảm bảo tối đa điều kiện bảo quản thuốc (điều hòa, ẩm kế, nhiệt kế, thiết bị thông gió…).
Chưa hết, kho GSP cũng cần tuân thủ một vài nguyên tắc đặc biệt khác bao gồm:
Xem thêm: Quy trình quản lý hàng tồn kho hiệu quả cho doanh nghiệp
- Các chất độc, chất nhạy cảm, chất gây nghiện… hay các loại thuốc đặc thù cần đảm bảo được bảo quản trong môi trường đặc thù (phân khu riêng, trang bị đầy đủ các thiết bị chức năng,…)
- Các chất khí nén, chất lỏng, vật liệu phóng xạ… dễ cháy nổ cần được bảo quản trong phân khu được trang bị đèn chống cháy nổ, khu vực bố trí thông thoáng, công tắc đèn đặt bên ngoài kho để đảm bảo xử lý khi có sự cố.
- Các loại thuốc độc, thuốc gây nghiện… cần phải được đóng gói trong bao bì kín, xếp tại khu vực riêng, tránh để hấp thụ mùi vào các sản phẩm xung quanh.
- Đầu tư, lắp đặt các trang thiết bị theo dõi, giám sát và duy trì hoạt động liên tục để có thể kiểm soát dược liệu một các chặt chẽ về nhiệt độ, độ ẩm hay ánh sáng. Ngoài ra, thiết lập những trang thiết bị này sao cho có thể dễ dàng điều chỉnh vào những lúc cần thiết.
Cách sắp xếp hàng hóa trong kho GSP
Để có thể thiết kế xây dựng một kho GSP và sắp xếp các loại dược phẩm đúng cách, các doanh nghiệp dược phẩm phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau. Bởi dược phẩm không chỉ nhạy cảm với yếu tố nhiệt độ, độ ẩm hay ánh sáng mà còn rất dễ bị tác động từ những loại ô nhiễm khác ( vi khuẩn, hóa chất,…).
Xem thêm: Layout kho hàng: định nghĩa, phân loại và cách vẽ

Sắp xếp hàng hóa dược phẩm trong kho GSP
Chính vì cần được bảo quản trong môi trường đặc biệt, khi thiết lập sơ đồ kho GSP bảo quản dược phẩm cần được thực hiện rất kỹ lưỡng. Hiện nay, có hai loại sơ đồ kho thuốc GSP phổ biến, được nhiều người biết đến chính là:
- Bố cục kho chữ I hướng hàng tồn kho đến vào một phía của kho và ra phía đối diện.
- Kho hình tròn hoặc chữ U cho phép hoạt động tiếp cận kho và xuất nhập hàng được thực hiện xung quanh khu vực lưu trung tâm. Việc xuất nhập hàng hóa sẽ được diễn ra cùng một lối.
Khi đã chọn được sơ đồ kho GSP phù hợp, các doanh nghiệp có thể sắp xếp dược phẩm chuẩn GSP như sau:
- Đảm bảo nguyên tắc “3 dễ” (dễ thấy, lấy và kiểm tra). Đảm bảo nguyên tắc “5 chống” (chống: nhầm lẫn, vỡ, mất hàng, quá hạn, côn trùng).
- Lựa chọn sắp xếp hàng hóa theo nguyên tắc FIFO hoặc FEFO (tùy đặc điểm của hàng hóa để lựa chọn phương án sắp xếp sao cho phù hợp).
- Những loại dược phẩm thuộc cùng 1 dạng sắp xếp ở cùng 1 khu vực. Các loại sếp sao cho cùng chiều, nhãn quay ra ngoài và đặc biệt phải theo từng lô sản xuất.
- Các loại bao bì, thùng thuốc khi xếp chồng lên nhau không quá cao để tránh đổ vỡ hoặc khó khăn khi lấy hàng.
- Phân loại các phân khu riêng biệt, đảm bảo các tiêu chuẩn nhất định cho các loại thuốc có mùi, thuốc nhạy cảm ánh sáng, thuốc đặc biệt,…
Hy vọng những thông tin về kho GSP trên đây sẽ hữu ích với những ai sắp thiết kế, xây dựng kho thuốc. Mọi người muốn tham khảo các kho thuốc đạt chuẩn GSP, hãy liên hệ Warehouse để được tư vấn tốt nhất.