Home Nhà Kho Kho lạnh bảo quản thực phẩm là gì? Ứng dụng và phân loại

Kho lạnh bảo quản thực phẩm là gì? Ứng dụng và phân loại

by loc

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm ngày một tăng mạnh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các biện pháp để bảo quản hàng hóa để hạn chế tối đa các tác động của môi trường. Một trong những biện pháp đó là bảo quản bằng kho đông lạnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới bạn đọc khái niệm, đặc điểm về kho lạnh bảo quản thực phẩm để bạn có thể thiết kế cho doanh nghiệp mình các kho lạnh hữu ích và hiệu quả nhất nhé!

Kho lạnh bảo quản thực phẩm được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp 

Kho lạnh bảo quản thực phẩm được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp

Kho lạnh bảo quản thực phẩm là gì?

Hiểu đơn giản thì kho lạnh bảo quản thực phẩm là nơi các hàng hóa như rau, củ, quả, công nghiệp thực phẩm,.. được lưu trữ và cần được bảo quản ở một nhiệt độ đông, lạnh nhất định. Tùy theo các loại thực phẩm mà các kho đông lạnh có nhiệt độ khác nhau, bạn cúng có thể tìm các đơn vị cho thuê kho hàng uy tín để được tư vấn. Chẳng hạn như:

  • Kho lạnh có nhiệt độ -18oC: dùng để bảo quản thực phẩm đông lạnh.
  • Kho lạnh có nhiệt độ -10oC đến -5oC: dùng có các thực phẩm đã được sơ chế
  • Kho lạnh có nhiệt độ từ 0oC đến 5oC: dùng cho các thực phẩm đã qua chế biến.
Kho lạnh bảo quản các sản phẩm ở nhiệt độ khác nhau 

Kho lạnh bảo quản các sản phẩm ở nhiệt độ khác nhau

Ngày nay các phương pháp được dùng phổ biến để làm lạnh thực phẩm đó chính là: Phương pháp làm lạnh tĩnh, phương pháp sử dụng lớp đá, vùi tuyết, làm lạnh phun hoặc làm lạnh chân không. Và  những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng kho lạnh bảo quản thực phẩm đó là 

Xem thêm: Kho trung chuyển là gì? Một số thông tin về kho trung chuyển

  • Tránh vấn đề xảy ra với hàng hóa, đảm bảo chất lượng của sản phẩm trong quá trình lưu trữ hoặc xuất/nhập khẩu. 
  • Đảm bảo độ tươi mới cho các thực phẩm trong khi bảo quản, giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
  • Đảm bảo được độ an toàn của sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
  • Giúp doanh nghiệp, khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí thanh toán tiền điện hàng tháng.
  • Giúp bảo quản và lưu trữ số lượng lớn hàng hóa, thực phẩm. 
  • Tăng doanh số của doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa các rủi ro, hạn chế các thiệt hại đến sản phẩm.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng kho lạnh bảo quản thực phẩm

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kho lạnh 

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kho lạnh

Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm và giảm các chi phí liên quan đến kho lạnh thì mỗi kho đều phải tuân thủ theo các yếu tố chất lượng nhất định (thường sẽ theo tiêu chuẩn Châu Âu) bao gồm:

Xem thêm: Kho lạnh Mini: Cấu tạo, ưu điểm và chi phí 

  • Vỏ kho lạnh: phải đảm bảo theo chất lượng chuẩn Châu Âu và thường được làm bằng panel chuyên dụng, uy tín trên thị trường.
  • Sàn kho lạnh: lớp sàn nhôm chống trơn trượt trong quá trình vận chuyển hàng hóa được thiết kế chắc chắn, bền đẹp.
  • Cửa kho lạnh: được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, các mặt Inox được PU đúc lên trực tiếp. Kèm theo là bản lề, tay khóa, các phụ kiện nhôm cao cấp đạt tiêu chuẩn JIS,…được nhập khẩu từ các nước hiện đại như Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Cụm máy nén dàn ngưng: làm từ các thương hiệu nổi tiếng, uy tín, chất lượng,…điển hình như: Bitzer, Dorin, Tecumseh…
  • Phụ kiện vỏ kho đầy đủ các yếu tổ như: rèm cửa; đèn trong kho lạnh; nẹp góc nhôm.
  • Dàn lạnh và phụ kiện hệ thống lạnh: được sử dụng từ các thương hiệu lớn, chuyên dụng và chất lượng.
  • Tủ điều khiển: được thiết kế và trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ như cụm máy và dàn nóng lạnh…

Các yếu tố trên làm nên chất lượng trong thiết kế kho lạnh bảo quản thực phẩm giúp các doanh nghiệp ngày càng bảo quản hàng hóa tốt hơn, an toàn hơn. 

Xem thêm: 10 cách sắp xếp kho hàng đơn giản, hiệu quả

Phân loại kho lạnh bảo quản thực phẩm

Theo công dụng

Kho lạnh bảo quản thực phẩm có nhiều các chức năng và công dụng khác nhau, tùy theo nhu cầu doanh nghiệp có thể chia làm các kho như sau:

  • Kho lạnh sơ bộ: Hình thức này được dùng khi làm lạnh ở mức độ tạm thời, sơ bộ trước khi qua vận chuyển các khâu chế biến khác.
  • Kho chế biến: có dung tích và công suất làm lạnh cao và được đặt trong các quy trình bảo quản thực phẩm hoặc các nhà máy chế biến hàng hóa. 
  • Kho phân phối hoặc trung chuyển: hầu hết sẽ lưu trữ được số lượng hàng hóa với dung tích lớn.
  • Kho thương nghiệp: hầu hết là nơi lưu trữ các hàng hóa đang được buôn bán trên thị trường của các thương nghiệp và là nơi bảo quản các hàng thực phẩm.
  • Kho vận tải: điển hình là sử dụng trên tàu hỏa, xe ô tô, tàu thủy,.. dung tích để hàng thường nhỏ vì mang tính chất tạm thời để tiện cho việc di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.
  • Kho sinh hoạt: vì có dung tích nhỏ nên thường được các gia đình, hộ gia đình, quán ăn, nhà hàng,…chọn lựa.

Xem thêm: Kho lạnh bảo quản trái cây: Ưu điểm, quy trình và các tiêu chí 

Theo nhiệt độ

  • Kho bảo quản lạnh: được dùng hầu hết cho các loại thực phẩm, hàng hóa với một nhiệt độ từ – 2 đến 5oC. Một số loại rau và quả nhiệt đới có thể để nhiệt độ lớn hơn một chút chẳng hạn như chuối >10oC hoặc chanh > 4oC…
  • Kho cấp đông: thường được sử dụng để bảo quản các thực phẩm từ động vật và các mặt hàng đã qua cấp đông để tránh các vi khuẩn gây hại xâm phạm với nhiệt độ ít nhất là -18oC 
  • Kho bảo quản nước đá: với nhiệt độ ít nhất là -4oC. 
  • Kho đa năng: được sử dụng để bảo quản thực phẩm với nhiệt độ là -12oC.
  • Kho gia lạnh: dùng để bảo quản thực phẩm trước khi vận chuyển sang khâu chế biến với nhiệt độ từ 0oC.
phân loại kho lạnh bảo quản thực phẩm theo nhiệt độ

phân loại kho lạnh bảo quản thực phẩm theo nhiệt độ

Theo dung tích chứa

Thiết kế kho lạnh bảo quản thực phẩm các kĩ sư thường chú ý đến dung tích chứa của nó. Trên thị trường hiện nay để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp đã có rất nhiều loại dung tích chứa để có thể phù hợp với khối lượng của từng loại sản phẩm. 

Thông thường đối với các kho có dung tích chứa dùng để bảo quản thực phẩm thường quy dung tích ra tấn thịt (Meet tons – MT) chẳng hẳn như: 10MT có khả năng chứa 10 tấn thịt…

Theo đặc điểm cách nhiệt

Kho lạnh bảo quản thực phẩm còn được phân chia theo đặc điểm cách nhiệt bao gồm 2 kho chủ yếu đó là kho panel và kho xây.

  • Đối với kho panel: được lắp ghép từ 2 nguyên liệu chủ yếu đó là các tấm panel (trước được chế biến từ polyurethane) và khóa camlocking. Hai vật liệu này được ghép chắc chắn với nhau. Các tấm panel có ưu điểm vừa rẻ, bền, đẹp, tiện lợi khi sử dụng, có nhiều chất lượng tốt nên được rất nhiều các doanh nghiệp ưa chuộng và sử dụng.
  • Đối với kho xây: có đặc điểm nổi trội chính là chứa đựng hàng hóa, thực phẩm với số lượng lớn nên có diện tích rộng, bên trong kho xây có các lớp cách nhiệt để bảo vệ tối ưu. 

Bên cạnh đó nó cũng có nhiều các hạn chế như: lắp đặt, tháo dỡ và di chuyển khó, giá tiền để xây dựng kho thường cao, có hình thức không bắt mắt, không đảm bảo được vệ sinh khi sử dụng. Chính vì những mặt hạn chế vậy nên hiện nay được rất ít các doanh nghiệp sử dụng mà thay vào đó là kho panel. 

Theo nhiệt độ trong kho

Kho lạnh bảo quản thực phẩm rất chú trọng đến nhiệt độ trong kho và được dựa trên các cơ sở kinh tế kỹ thuật, các mặt hàng và thời gian sử dụng sản phẩm. Mỗi loại hàng hóa sẽ phù hợp với một nhiệt độ và có thời gian bảo quản trong kho lạnh khác nhau. 

Nếu như các doanh nghiệp muốn bảo quản thực phẩm lâu dài thì nhiệt độ cần được hạ thấp đến mức tối thiểu. Một số nhiệt độ được sử dụng trên các nước bạn có thể tham khảo như:

  • -20 đến -30oC: được các nước Châu Âu thường dùng làm nhiệt độ bảo quản.
  •  -18 đến +/- 2oC: đây là nhiệt độ  được sử dụng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam.
  • Ngoài ra khi bảo quản rau, quả không được để nhiệt độ dưới 0oC vì sẽ khiến cho các loại thực phẩm này hư hại, mất các chất dinh dưỡng cần thiết.

Ưu điểm của kho lạnh bảo quản

Ưu điểm tuyệt vời khi sử dụng kho lạnh để bảo quản thực phẩm 

Ưu điểm tuyệt vời khi sử dụng kho lạnh để bảo quản thực phẩm

Thiết kế kho lạnh bảo quản thực phẩm có những ưu điểm, tiện ích tuyệt vời đối với doanh nghiệp phải kể đến như: 

  • Không cần sử dụng các chất bảo quản để bảo quản thực phẩm bằng kho lạnh. Đây là quy trình bảo quản hàng hóa tự nhiên bằng nhiệt độ thấp, thích hợp với từng mặt hàng. Bằng cách này các sản phẩm được giữ độ tươi, an toàn, không tiếp xúc với các chất hóa học làm hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
  • Giúp các thực phẩm có trong kho lạnh đảm bảo được độ dinh dưỡng cao. Các quy trình đông lạnh được thực hiện trong thời gian ngắn trước khi các sản phẩm được sơ chế. Nhiệt độ đông lạnh thích hợp trong vài giờ giúp giảm thiểu tối đa sự hao hụt các chất dinh dưỡng của sản phẩm.
  • Bảo đảm được an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì kho lạnh bảo quản thực phẩm được thực hiện trong quy trình khép kín, nhiệt đọ tại kho luôn ở mức độ thấp, tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn, khói bụi làm hư hại đến sản phẩm.
  • Giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian. Hầu hết các sản phẩm khi được đưa vào các kho đông lạnh để bảo quản đã được làm sạch qua và đóng gói nên chúng ta không cần mất thời gian làm sạch nên được bán rẻ hơn so với đồ tươi sống. Ngoài ra bạn sẽ tiết kiệm điện để bảo quản chúng.
  • Thực phẩm đông lạnh dễ sử dụng, thuận lợi cho việc bảo quản. Bởi nó chỉ cần rã đông và không cần làm sạch kĩ càng như đồ tươi sống. 
  • Thuận lợi để sử dụng quanh năm. Bởi vì được bảo quản kĩ càng nên các thực phẩm có thể dự trữ trong thời gian dài. Thuận lợi để tiêu dùng trong các thời vụ trái mùa, mọi thời điểm và mức giá phải chăng hợp lý.
  • Góp phần nâng cao doanh số bán hàng cho người sản xuất, tránh lãng phí các thực phẩm cần thiết gây thiệt hại lớn cho người dân.
  • Khắc phục được mọi vấn đề gây nên do môi trường gây ra làm hao hụt, chất lượng sản phẩm như khí hâu, thời tiết,…

Lời kết 

Qua các thông tin trên có thể thấy việc thiết kế kho lạnh bảo quản thực phẩm rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp khi muốn dự trữ hàng hóa lâu dài. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức để có thể xây dựng một kho đông lạnh thuận lợi, đầy đủ các tính năng để nâng cao chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhé! 

You may also like

Leave a Comment