Home Nhà Kho Kho ngoại quan là gì? Đặc điểm và quy định 

Kho ngoại quan là gì? Đặc điểm và quy định 

by admin

Kho ngoại quan là gì? Đây là thuật ngữ sử dụng phổ biến trong xuất nhập khẩu hàng hóa, hải quan. Tuy nhiên với một số người mới vào ngành hay làm các lĩnh vực liên quan thì không phải ai cũng biết hoặc biết nhưng khó giải thích. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật những thông tin về kho ngoại quan từ đó giúp độc giả nắm rõ hơn về thuật ngữ này.

Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan 

Để biết hết các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại khoan, bạn đã hiểu được kho ngoại quan là gì chưa? Kho ngoại quan là một khu kho bãi được ngăn cách, tách biệt với những khu vực xung quanh và được xây trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của kho ngoại quan dùng để lưu trữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đóng gói, chia tách hàng hóa nhập từ nước ngoài hay hàng nội địa sắp xuất khẩu. Dịch vụ cho thuê kho hàng, kho ngoại quan đang là một dịch vụ rất cần thiết hiện nay. 

Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan

Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan

Tai kho ngoại quan, chủ hàng hóa gửi kho trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hay đại lý thực hiện các thủ tục hải quan đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:

  • Gia cố, phân chia, đóng gói bao bì, ghép hàng hóa, phân loại phẩm cấp, bảo dưỡng hàng hóa.
  • Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ cho công tác quản lý cũng như làm thủ tục hải quan.
  • Chuyển quyền sở hữu hàng hóa giữa các bên.
  • Đối với kho ngoại quan chuyên chứa hóa chất, xăng dầu được phép thay đổi chủng loại hàng hóa nếu đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan quốc gia và yêu cầu quản lý nghiệp vụ quốc gia có liên quan.

Hiện nay, trên phương diện quốc tế, khi thường xuyên giao dịch với các khách hàng nước ngoài, “Bonded Warehouse” hoặc “Bonded Store” là 2 từ tiếng anh tương ứng khi hỏi về kho ngoại quan là gì thông dụng nhất.

Quy định về việc thuê kho ngoại quan 

Bên cạnh khái niệm kho ngoại quan là gì hay các dịch vụ được thực hiện bên trong kho ngoại quan, những quy định về thuê kho cũng rất được quan tâm. Quy định về kho ngoại quan cũng khá chặt chẽ. Cụ thể,  khi cho thuê/ đi thuê kho, cần cân nhắc các vấn đề sau: 

Thuê kho ngoại quan

Những đối tượng thuê kho ngoại quan theo quy định pháp luật gồm có:

  • Cá nhân, tổ chức của Việt Nam được cấp phép kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc thành phần kinh tế hợp pháp.
  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh các mặt hàng hợp pháp tại Việt Nam.

Xem thêm: Danh sách các kho ngoại quan ở Việt Nam

Quy định về hợp động thuê kho ngoại quan

Hợp động thuê kho ngoại quan được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng hóa, ngoại trừ trường hợp chủ hàng hóa cũng là chủ kho. Thời hạn hiệu lực thuê kho ngoại quan sẽ do chủ sở hữu và chủ kho thỏa thuận trong hợp động thuê, không được vượt quá thời hạn lưu kho của hàng hóa quy định của Luật Hải quan tại Điều 61 Khoản 1 Luật Hải quan

Những quy định về hợp động khi thuê kho ngoại quan

Những quy định về hợp động khi thuê kho ngoại quan

Quá thời hạn thuê kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan, chủ hàng hóa hay người được chủ hàng hóa uy quyền không tiến hành đưa ra hàng ra khỏi kho hoặc có văn bản đề nghị thanh lý thì Cục Hải Quan sẽ tổ chức thanh lý hàng hóa gửi tại kho theo quy định Pháp Luật.

Thời hạn hợp đồng

Thời hạn hợp động thuê kho ngoại quan cũng được quy định rõ ràng, cụ thể. Theo đó, thời hạn thường không quá 365 ngày từ ngày hàng được gửi vào kho. Chủ kho ngoại quan sẽ là bên có trách nhiệm giám sát, thông báo cho Hải Quan trước khi hợp đồng thuê kho hết hàng. Trường hợp chủ hàng hóa có đơn đề nghị gia hạn và được sự đồng ý từ Cục trưởng Hải quan sẽ được gia hạn thêm thời gian là không quá 180 ngày.

Điều kiện thành lập kho ngoại quan 

Kho ngoại quan đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng, là khâu không thể thiếu của các nhà xuất nhập khẩu, xí nghiệp thi công sản xuất. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp xin thành lập kho ngoại quan để có thể tiết kiệm chi phí đầu tư so với lưu kho tại bãi hay bảo trì kho truyền thống.

Xem thêm: 10 Mẫu xây nhà kho nhỏ đơn giản, giá rẻ 

Có nhiều điều kiện cần đảm bảo khi thành lập kho ngoại quan

Có nhiều điều kiện cần đảm bảo khi thành lập kho ngoại quan

 

Tuy nhiên, thành lập kho ngoại quan không phải là điều dễ dàng, mà cần đảm bảo nhiều điều kiện khác nhau. Vậy những điều kiện thành lập kho ngoại quan là gì? Chúng tôi xin bật mí đến bạn đọc những thông tin như sau:

  • Cơ sở, tổ chức xin giấy phép phải có chức năng kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu được ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Tổ chức, công ty xin giấy phép thành lập phải có kho, bãi ngăn cách với khu vực bảo vệ xung quanh, hệ thống đường vận chuyển nội bộ hệ thống phòng chống cháy nổ văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan.
  • Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện vận tải phù hợp với yêu cầu lưu giữ, bảo quản hàng hóa.
  • Doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật gửi hồ sơ đến Cục hải quan nơi doanh nghiệp xin thành lập kho ngoại quan. Trong thời hạn 30 ngày, Cục Hải quan tỉnh, thành phố sẽ kiểm tra, báo cáo Tổng cục Hải quan đưa ra quyết định cấp Giấy phép thành lập kho ngoại quan, hoặc có văn bản trả lời không đủ điều kiện cấp.

Xem thêm: 3 cách quản lý kho hàng trong logistics hiệu quả nhất

Các quy định khác về kho ngoại quan là gì? 

Bên cạnh những quy định cốt lõi đã được nêu phía trên thì còn có những lưu ý khác về thuê kho ngoại quan. 

Theo quy định về kho ngoại quan, nếu hàng hóa luân chuyển giữa các địa điểm, các kho ngoại quan thuộc cùng một Chi cục Hải quan, việc giám sát quá trình vận chuyển sẽ do Cục trưởng Cục Hải quan quyết định. Ngoài ra, kho ngoại quan còn có một số quy định khác như:

  • Những loại hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan trực tiếp quản lý kho sẽ quyết định kiểm hàng hóa trước khi cho xuất nhập kho ngoại quan.
  • Khi có hoạt động chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong kho ngoại quan, chủ kho phải thông báo cho Chi cục Hải quan.
  • Thời hạn lưu kho tính từ ngày bắt đầu đưa hàng vào kho căn cứ theo hợp đồng đã ký trước đó.
  • Việc báo cáo hàng xuất nhập tồn kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan sẽ làm việc với chủ hàng.
  • Đối với chủ kho ngoại quan, vào ngày 15 của tháng đầu quý sau, cần có văn bản gửi Chi cục Hải quan để thông báo về hiện trạng hoạt động của kho và hàng hóa.
  • Cục Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra kho ngoại quan mỗi năm 1 lần nhằm đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật để gửi báo cáo cho Tổng cục Hải quan.

Xem thêm: Chi phí xây nhà kho cập nhật mới nhất 

Ưu và nhược điểm của kho ngoại quan 

Kho ngoại có nhiều ưu điểm nên được nhiều doanh nghiệp quan tâm và xin thành lập. Có thể điểm qua một số ưu điểm kho ngoại quan như:

  • Chưa phải nộp thuế nhập khẩu nên nhà nhập khẩu hay chủ hàng không phải trả thuế nào cho hàng hóa được mua từ nước ngoài khi hàng được lưu giữ trong kho. Từ đó tiết kiệm được một khoản tiền để đầu tư sinh lời ở mảng kinh doanh khác.
  • Lưu kho dài hạn với thời gian đến 5 năm nên chủ hàng có thể nhập hàng kho, trữ hàng và đợi cho đến khi nhu cầu thị trường tăng cao.
  • Kho ngoại quan được biết đến là nơi lưu trú cho hàng hóa bị hạn chế nhập khẩu. Nếu hàng hóa trong quá trình xin giấy phép để nhập khẩu vào một quốc gia sẽ được đưa vào kho ngoại quan để đảm bảo an toàn.
Kho ngoại quan có nhiều ưu điểm khi lưu trữ hàng hóa

Kho ngoại quan có nhiều ưu điểm khi lưu trữ hàng hóa

Cùng với những ưu điểm nổi bật trên, kho ngoại quan vẫn còn một số nhược điểm, hạn chế nhỏ. Những nhược điểm của kho ngoại quan có thể kể đến là:

  • Hàng hóa từ nước ngoài, khu phi thuế quan đưa vào kho, chủ hàng phải làm thủ tục nhập kho đầy đủ.
  • Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài, chủ hàng phải kê khai thông tin xuất kho đầy đủ.
  • Nhập khẩu hàng vào thị trường Việt phải thực hiện thủ tục hải quan như hàng nhập nước ngoài.
  • Hàng hóa chỉ được lưu kho 12 tháng, nếu không được chủ hàng đến nhận sẽ được thanh lý theo quy định.
  • Các hoạt động trong kho liên quan đến hàng hóa được thực hiện tại kho ngoại quan phải chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan.

Thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa tại kho ngoại quan

Khi hàng hóa từ nước ngoài, nội địa hoặc khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hay người được ủy quyền sẽ đến Hải quan để làm thủ tục nhập kho.

Thủ tục xuất nhập hàng hóa kho ngoại quan

Thủ tục xuất nhập hàng hóa kho ngoại quan

  • Với các hàng hóa từ kho ngoại quan vận chuyển ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa, khu phi thuế quan thì chủ hàng hoặc người được ủy quyền sẽ khai thông tin hàng hóa với Chi cục hải quan quản lý kho.
  • Hàng hóa nhập từ nước ngoài vào thị trường Việt cần có thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu tương ứng, thời điểm thực tế là thời điểm hải quan xác nhận hàng hóa xuất kho ngoại quan.
  • Hàng hóa tạm chờ tái xuất khẩu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được phép tái nhập vào thị trường Việt Nam.
  • Hàng từ cửa khẩu nhập vào kho ngoại quan, hàng hóa từ kho ngoại quan đến cảng xuất hay từ nội địa đưa và kho phải chịu sự giám sát của hải quan và làm thủ tục hải quan.
  • Khi hàng hóa làm thủ tục xuất khẩu vào nội địa để thực hiện thủ tục nhập khẩu cần phải hoàn thành tờ khai vận tải kết hợp.
  • Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan với hàng hóa ra, vào kho ngoại quan, xử lý hàng tồn.

Những câu hỏi về kho ngoại quan

Những doanh nghiệp nào lên sử dụng kho ngoại quan

Kho ngoại quan phù hợp với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Những doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong nước thì chưa cần sử dụng tới loại hình kho này. Những nhà kho được cấp phép kho ngoại quan cũng không quá nhiều.  Do đó, bạn cần cân nhắc lựa chọn giữa các loại hình nhà kho phù hợp để sừ dụng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về kho ngoại quan là gì cũng như đặc điểm và quy định về kho ngoại quan. Nếu còn gì thắc mắc hay cần tham khảo các dịch vụ hoặc sản phẩm về kho ngoại quan, liên hệ Warehouse để được tư vấn nhiệt tình nhé!

You may also like

Leave a Comment