Vì nhu cầu bảo quản hàng hóa và các sản phẩm đông lạnh tăng cao nên việc làm kho lạnh được tạo ra ngày càng nhiều để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Vậy kho lạnh là gì, phân loại, cấu tạo và chi phí ra sao? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích mà Warehouse Việt Nam chia sẻ trong bài viết sau đây.
Kho lạnh là gì?
Kho lạnh là một không gian kín được lắp đặt hệ thống làm lạnh/đông cứng để lưu trữ và bảo quản hàng hóa… Nhiệt độ trong kho lạnh rất thấp để có thể ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho hàng hóa. Nhờ có kho đông lạnh, chất lượng của sản phẩm sẽ được đảm bảo, duy trì, tránh tình trạng hỏng hóc.
Việc cho thuê kho hàng, làm kho lạnh là vô cùng cần thiết đối với các cá nhân, doanh nghiệp đang sản xuất hoặc kinh doanh các sản phẩm cần tiêu chuẩn này.

Kho lạnh là nơi đảm bảo, duy trì chất lượng hàng hóa
Phân loại kho lạnh
Trước khi làm kho lạnh, bạn nên nắm chắc có những loại kho lạnh nào. Kho lạnh thường được phân loại theo 2 yếu tố sau:
Theo công suất
Dựa theo công suất của kho lạnh sẽ tính được khối lượng hàng hóa mà kho có thể chứa được.
Công thức tính công suất của kho lạnh là: E = V.g
Giải thích các đại lượng trong công thức tính công suất:
- E: dung tích chứa của kho (đơn vị: t)
- V: thể tích kho lạnh (đơn vị: m³)
- g: định mức chất thải thể tích (đơn vị: t/m³)
Sau khi sử dụng công thức đó, ta sẽ tìm ra được loại kho lạnh phù hợp với mong muốn.
Xem thêm: Sửa kho lạnh: Chi phí và top 3 đơn vị hàng đầu Việt Nam
Theo nhiệt độ
Tùy theo loại hàng hóa cần bảo quản mà nhiệt độ trong kho lạnh cũng được lựa chọn khác nhau. Thời gian cần để bảo quản sản phẩm càng lâu thì nhiệt độ của kho chứa lại càng thấp. Nhiệt độ để trữ đông thấp nhất phải bằng nhiệt độ cấp đông.
Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm nhiệt độ bảo quản của các loại hàng hóa thực phẩm đông lạnh dưới đây để tìm được loại kho lạnh phù hợp với sản phẩm mà bạn đang kinh doanh:
Chế độ bảo quản một vài loại rau củ quả
Tên sản phẩm/hàng hóa | Nhiệt độ bảo quản phù hợp (đơn vị: °C) | Độ ẩm của kho lạnh (đơn vị: %) | Thời gian bảo quản sản |
Cam | 0,5 – 2 | 85 | 1 – 2 tháng |
Táo | 0 – 3 | 90 – 95 | 3 – 10 tháng |
Chuối | 11,5 – 13,5 | 85 | 3 – 10 tuần |
Chanh | 1 – 2 | 85 | 1 – 2 tháng |
Đào | 0 – 1 | 85 – 90 | 4 – 6 tháng |
Nấm | 0 – 2 | 80 – 90 | 1 – 2 tuần |
Khoai tây | 3 – 10 | 85 – 90 | 6 – 9 tháng |
Chế độ bảo quản một số loại thịt, sữa, thủy hải sản
Tên sản phẩm/hàng hóa | Nhiệt độ bảo quản phù hợp (đơn vị: °C) | Độ ẩm của kho lạnh (đơn vị: %) | Thời gian bảo quản sản |
Thịt gia cầm (gà, vịt,…) | -1 đến -0,5 | 85 – 90 | 10 – 15 ngày |
Thịt lợn trữ đông | -18 đến -23 | 80 – 85 | 10 -12 tháng |
Thịt đóng hộp | 0 đến 2 | 75 – 80 | 12 – 18 tháng |
Cá ướp đông | -1 | 100 | 6 – 12 ngày |
Tôm | 2 đến 3 | 85 – 100 | vài ngày |
Sữa tươi | 0 đến 2 | 75 – 80 | 2 ngày |
Phô mai | 1,5 đến 4 | 70 | 4 – 12 tháng |
Cấu tạo của kho lạnh
Để có thể tiến hành làm kho lạnh, chúng ta phải biết về cấu tạo của nó gồm những bộ phận nào, công dụng/chức năng hoạt động ra sao. Warehouse sẽ giải thích cho bạn ngay dưới đây!
Xem thêm: Kho GSP là gì? Sơ đồ và tiêu chuẩn kho GSP
Vỏ kho (Tấm cách nhiệt)
Vỏ kho là những tấm dùng để cách nhiệt. Vỏ kho gồm có 2 lớp:
Lớp ngoài cùng là lớp bảo vệ, được bao phủ một lớp tĩnh điện chống ăn mòn, bào mòn.
Lớp tiếp theo là panel. Tùy vào nhiệt độ bảo quản của kho mà lựa chọn lớp này cho phù hợp. Có 2 loại panel là EPS và PU:
- Panel EPS: thường được sử dụng để làm kho mát.
- Panel PU: thường được sử dụng để làm kho đông.
2 loại panel này có điểm chung là:
- Khả năng chống thoát hơi lạnh tốt, ổn định
- Hỗ trợ tăng thời gian sử dụng của kho lạnh.
- Chống được các tác nhân xấu, độc hại từ môi trường bên ngoài.
- Việc lắp đặt panel khá đơn giản, linh hoạt.
- Góp phần giúp chủ kho tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí.
Để quá trình lắp đặt panel hiệu quả, cần có thêm một số linh kiện khác như: ke trong, ke ngoài, silicone,…
Xem thêm: Quy trình xuất nhập kho hàng hóa đơn giản, dễ hiểu
Cửa kho

Nên lựa chọn cửa phù hợp với kích thước của kho lạnh
Việc làm kho lạnh rất cần để tâm tới cửa kho. Việc lắp đặt cửa kho cần phải chú ý lựa chọn kích thước, thiết kế phù hợp với kho. Tại sao lại như vậy? Bởi vì kho lạnh cần phải được đậy kín, không có khe hở. Từ đó hơi lạnh không thể thoát ra ngoài, đảm bảo được chất lượng của sản phẩm bên trong.
Có 3 loại cửa phổ biến đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay:
- Cửa trượt: dễ dàng mở kho nhờ những bánh xe trượt. Kích thước tiêu chuẩn (dài x rộng) là: 1600 x 600 (mm) đến 1900 x 900 (mm)
- Cửa mở: quá trình lắp đặt đơn giản, chi phí hợp lý. Kích thước tiêu chuẩn (dài x rộng) là: 2000 x 1000 (mm) đến 3500 x 2500 (mm)
- Cửa cuốn: được thiết kế khá mỏng, tiết kiệm thời gian, sức lực để mở cửa. Ngoài ra cửa cuốn có thể được mở bằng hệ thống điều khiển. Kích thước tiêu chuẩn (dài x rộng) là 2000 x 2000 (mm) đến 4000 x 4000 (mm)
Việc sử dụng 3 loại cửa trên có ưu điểm chung như: khả năng giữ hơi lạnh tốt, dễ vệ sinh, việc lắp đặt mang tính thẩm mĩ,…
Xem thêm: Mẫu bảng theo dõi nhập xuất tồn kho hàng ngày đơn giản
Làm kho lạnh với hệ thống máy nén
Hệ thống máy nén có công dụng nén khí, làm cho các thiết bị trong kho lạnh có thể hoạt động mượt mà. Cấu tạo của hệ thống máy nén bao gồm: bộ phận giải nhiệt gió và bộ phận giải nhiệt nước. Trên thị trường hiện nay, có đa dạng các loại máy nén với nhiều mức giá để các bạn lựa chọn.
Hệ thống dàn lạnh
Hệ thống dàn lạnh dùng để tạo ra hơi lạnh, duy trì hơi lạnh trong suốt thời gian bảo quản hàng hóa, sản phẩm. Thông thường, các làm kho lạnh hay sử dụng 2 loại dàn lạnh là: dàn lạnh kết cấu ngập lỏng, dàn lạnh tiết lưu kiểu khô. Các dàn lạnh hiện nay đều được cải tiến về chất lượng như: giảm tiếng ồn, tiết kiệm điện, duy trì hơi lạnh tốt,…
Hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển của kho lạnh cần phải đáp ứng các yêu cầu làm kho lạnh sau:
- Trang thiết bị của hệ thống dễ dàng cho người điều khiển.
- Có thể phát hiện ra được sự cố trong khi vận hành một cách nhanh nhất.
- Có hệ thống cảnh báo đến người giám sát.
- Điều khiển điện áp của kho lạnh ở trạng thái ổn định.

Hệ thống điều khiển của kho lạnh cần được chọn lựa tỉ mỉ, cẩn thận
Một điều chung khi lựa chọn các nguyên vật liệu cũng như các bộ phận cấu thành trong quá trình làm kho lạnh đó là nên lựa chọn những thứ tốt nhất, phù hợp với mặt hàng kinh doanh và chi phí xây dựng. Đặc biệt, các máy móc trong quá trình thi công cũng nên được chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
Ngoài ra, Warehouse Việt Nam muốn lưu ý thêm với các bạn về chi phí tạo dựng một kho lạnh. Chi phí này cao hay thấp phụ thuộc vào những điều kiện sau:
- Kích thước của kho.
- Khối lượng, số lượng sản phẩm được bảo quản trong kho.
- Nguồn gốc xuất xứ của hệ thống máy nén, hệ thống làm lạnh, hệ thống điều khiển.
- Chất liệu của các linh kiện xây dựng.
- Nhân công thực hiện thi công kho lạnh.
- Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, hàng hóa.
Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã nắm được những chi tiết cần thiết khi tiến hành làm kho lạnh. Mọi người muốn tham khảo các dịch vụ/sản phẩm liên quan đến việc làm kho lạnh và liên hệ Warehouse để được tư vấn nhiệt tình nhé!