Việc bố trí layout kho hàng không phù hợp có thể gây cản trở quá trình quản lý kho hàng, từ đó dẫn đến tình trạng hàng hóa bị ứ đọng, hư hỏng và thất thoát. Ngược lại, nếu thiết kế và bố trí kho hàng thông minh, tinh tế thì bạn sẽ đẩy nhanh được thời gian xử lý đơn hàng. Nhờ vậy, hiệu quả bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Cùng Warehouse Việt Nam tìm hiểu chi tiết về layout kho hàng trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Layout kho hàng là gì?
Layout kho hàng là thiết kế của một nhà kho để tối ưu hóa các hoạt động tổng thể. Việc bố trí phù hợp giúp cải thiện quy trình sản xuất và bán hàng của các doanh nghiệp. Thông thường, trong các nhà máy hiện nay, việc thiết kế kho hàng sẽ được bố trí theo 3 cách chính dựa theo sự luân chuyển của các bộ phần đầu vào cho đến khi thành phẩm đầu ra hoàn thành: dạng hình thẳng, dạng hình chữ U, và dạng hình chữ L.
Các khu vực cần có trong layout kho hàng
Trước khi thiết kế bố trí nhà kho và cho thuê kho hàng, bạn cần nắm được các không gian làm việc bắt buộc để đảm bảo không bị bỏ sót các không gian có chức năng quan trọng. Đây là 5 khu vực bắt buộc phải có trong một layout kho hàng: Khu vực xếp dỡ, khu vực tiếp nhận, khu vực lưu trữ, khu vực đóng gói, khu vực gửi hàng.
Trong điều kiện hoàn hảo, các khu vực trên được phân chia rõ ràng nhằm tối ưu hóa hiệu suất của hoạt động kho hàng. Việc phân chia khu vực cụ thể hỗ trợ việc quản lý hiệu quả và hạn chế nhiều rủi ro. Tuy nhiên, nếu điều kiện về diện tích không đủ, bạn có thể tổ chức không gian tích hợp, nhưng nó phải tuân thủ 3 khu vực cơ bản: lối vào, kho chứa và lối ra. Ngoài ra còn có hành lang, không gian trống hoặc các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS)
3 loại hình layout kho hàng tối ưu nhất
Dưới đây là 3 cách bố trí layout kho hàng vô cùng hiệu quả và tối ưu mà Warehouse muốn giới thiệu đến quý khách.
Xem thêm: Cách vẽ sơ đồ kho hàng và mẫu sơ đồ kho hàng tối ưu
Layout kho hàng chữ U
Bố cục hình chữ U được coi là bố cục phổ biến nhất do tính đơn giản và khả năng nhân bản ở hầu hết các nơi. Trong cách bố trí kho này, khu vực gửi hàng và khu vực nhận hàng được bố trí gần như cạnh nhau.

Layout kho hàng hình chữ U
Để việc vận hành được hiệu quả, khu vực tiếp nhận hàng được khuyến nghị nên bố trí ngay phía sau khu vực nhận hàng và khu vực đóng gói. Hàng hóa sau khi nhận sẽ được xử lý tại khu vực tiếp nhận trước khi vận chuyển đến khu vực bảo quản phía sau nhà kho.
Tùy theo đặc tính của sản phẩm, hàng hóa được chia thành 2 khu là kho lưu trữ động và kho lưu trữ tính. Kho lưu trữ động là nơi dành cho hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn, bán chạy hoặc thường xuyên có sự thay đổi về mặt số lượng, hình dáng… Còn kho lưu trữ tĩnh là nơi dành cho các loại hàng có tính chất ổn định, mặt hàng có số lượng lớn hoặc dành cho khu vực lưu trữ đặc thù.
Xem thêm: Quản lý kho hàng là gì? Các cách quản lý kho hàng hiệu quả
Layout kho hàng chữ I
Thiết kế layout kho hàng hình chữ I là sự lựa chọn phù hợp dành cho các nhà kho có khối lượng lớn. Nó được cấu hình theo hình chữ “I” với khu vực nhận hàng ở một đầu bên này và giao hàng ở đầu bên kia, lúc này khu vực lưu trữ sẽ ở giữa. Hàng hóa trong kho hình chữ I phần lớn các sản phẩm được sắp xếp ở bên ngoài. Tuy nhiên, đa phần các mặt hàng thường được xếp chồng lên nhau dọc theo kích thước của nhà kho để thuận tiện cho việc vận chuyển.

Layout kho hàng hình chữ i
Một trong những ưu điểm nổi trội của thiết kế chữ I là khả năng mở rộng không gian nhận hàng và vận chuyển hàng ở hai đầu khác nhau nhằm tạo ra nhiều cửa hơn và cho phép luồng hàng hóa diễn ra thuận lợi giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng.
Layout kho hàng chữ L
Layout kho hàng hình chữ L được coi là kiểu thiết kế ít phổ biến nhất. Cấu hình của kiểu layout này khác so với bình thường và thường được chọn để thiết kế cho nhà kho hình chữ L. Bố cục nhà kho hình chữ L đặc trưng có khu vực gửi hàng ở một bên và khu vực nhận hàng ở phía bên cạnh ở góc 90 độ.

Layout kho hàng hình chữ L
Kho hàng hình chữ L và kho hàng hình chữ I tương đối giống nhau về mặt ưu điểm. Layout hình chữ L có khả năng giảm thiểu tắc nghẽn trong kho hàng bằng cách ngăn chặn việc tác động qua lại giữa các sản phẩm khi các xe hàng đang di chuyển ở các phía đối diện. Nhược điểm chính của bố cục hình chữ L là chiếm nhiều không gian để “dòng chảy” này chạy một cách hiệu quả.
Xem thêm: Quy trình quản lý kho hàng hiệu quả, tối ưu
Cách vẽ layout kho hàng đúng quy trình
Một nhà kho có layout kho hàng tốt sẽ giúp cải thiện quá trình vận chuyển xưởng của bạn. Thiết kế kho hàng còn giúp đạt được mục tiêu giảm chi phí và tăng năng suất. Dưới đây là hướng dẫn cách vẽ nhà layout kho hàng đúng quy cách để có thể giúp bạn đạt được hiệu quả.
Bước 1: Chuẩn bị sơ đồ mặt bằng kho hàng
Sơ đồ mặt bằng nhà kho sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về không gian lưu trữ mà bạn sẽ sử dụng để tạo layout cho nhà kho phù hợp. Bạn cần đến kho để đo đạc trực tiếp và lên bản vẽ với kích thước chi tiết nếu bạn là chủ nhà kho. Còn nếu đi thuê, bạn hãy yêu cầu chủ nhà kho cung cấp sơ đồ mặt bằng cho bạn.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp lập sơ đồ kho
Hiện nay có 3 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để vẽ sơ đồ kho, đó là: sử dụng công cụ Excel, thuê kiến trúc sư và sử dụng các công cụ trực tuyến. Tùy thuộc vào chiến lược phát triển, dung lượng lưu trữ và ngân sách, các doanh nghiệp lựa chọn thiết kế lưu trữ phù hợp với mô hình của mình.
Bước 3: Bố trí các khu vực kho phù hợp
Khi bạn đã hiểu về các layout kho hàng, bạn hãy lên kế hoạch thiết kế bố trí mặt bằng nhà kho cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Nếu bạn muốn khu vực vận chuyển và nhận hàng gần nhau, hãy chọn cách bố trí hình chữ U. Nhà kho hình chữ I sẽ phù hợp với các kho sử dụng phương pháp lấy hàng FIFO và hãy chọn kho hàng chữ L nếu bạn muốn kho có hình dạng độc đáo.
Xem thêm: 10 Phương pháp quản lý hàng tồn kho đơn giản
5 nguyên tắc vàng để lựa chọn layout kho hàng phù hợp
Những nguyên tắc vàng để có thể lựa chọn layout kho hàng mà doanh nghiệp cần hết sức lưu tâm.

Hướng dẫn lựa chọn bố trí layout kho hàng phù hợp
Mục tiêu của việc thiết kế nhà kho
Trước khi làm bất kỳ điều gì khác ngoài thiết kế hợp lý cho nhà kho doanh nghiệp, chúng ta cần thiết lập mục tiêu cuối cùng là gì? Có những mục tiêu dài hạn khác nhau nên hãy tập trung vào mẫu mã, loại hàng hóa để quyết định chính xác các yếu tố cụ thể như là: cấu trúc kho hàng, diện tích để hàng, diện tích lối đi, phân chia theo từng sản phẩm…
Vị trí kho xưởng
Việc lựa chọn vị trí kho cũng rất quan trọng. Nguyên tắc ở đây là đáp ứng được dòng lưu trữ đầu ra. Việc vận chuyển hàng hóa đến tận tay khách hàng được thực hiện thuận tiện, tốt nhất là ở trung tâm để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, bạn cũng phải tính đến chi phí thuê và mua mặt bằng. Cần sắp xếp gần đơn vị vận chuyển để đáp ứng thời gian yêu cầu của khách hàng. Các yếu tố trên cần được cân đối hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Kế hoạch bố trí kho
Sau khi đã chuẩn bị xong mục đích và vị trí kho, một kế hoạch bố trí kho chi tiết sẽ được vạch ra để đáp ứng mục tiêu đã cho và triển khai đúng định hướng. Sau đây là một số câu hỏi để làm rõ vấn đề:
- Sản phẩm có các đặc tính gì?
- Có bao nhiêu loại sản phẩm được lưu trữ?
- Trên pallet hay trực tiếp?
- Có yêu cầu bảo quản gì đặc biệt không?
- Thời hạn lưu trữ sản phẩm tối đa là bao nhiêu?
- Trọng lượng và hình dạng của hàng hóa.
- Các hoạt động được thực hiện tại nhà kho
- Nhà kho có chấp nhận trả lại hàng không?
- Sản phẩm có được lưu trữ theo mùa không?
Lập thiết kế và bố trí nhà kho bằng phương pháp FAST
Khi thiết kế layout hàng hóa, người ta sẽ sử dụng phương pháp FAST và áp dụng một số nguyên tắc để làm :
- F – Flow: Các hoạt động được lên kế hoạch rõ ràng và logic. Đảm bảo rằng việc di chuyển hàng hóa trong kho luôn tuân theo dòng chảy, không bị gián đoạn.
- A – Accessibility: Các công cụ và hàng hóa trong kho phải đáp ứng được khả năng tiếp cận nhanh chóng, tối ưu hóa quy trình để đạt được hiệu quả cao.
- S – Space: Không gian được thiết kế tối ưu sẽ giúp hoạt động kho hàng luôn diễn ra trơn tru và ít trục trặc. Với phương pháp này, chủ kho chứa hàng có thể lắp đặt hệ thống và giá kệ để lưu trữ mọi hàng hóa.
- T – Throughput: Đây chính là quá trình tương tác giữa hàng hóa với không gian trong kho. Vì vậy, doanh nghiệp cần thiết kế kho hàng sao cho phù hợp với độ cao và khoảng rộng để việc vận hành hàng hóa diễn ra thuận tiện.
Nguyên tắc thiết kế nhà kho xanh
Ngoài việc đáp ứng hiệu quả lưu trữ, xuất nhập khẩu, nguyên tắc “nhà kho xanh” là tiêu chuẩn về tính bền vững, bảo vệ môi trường và uy tín thương hiệu.
Trên đây là bài viết hướng dẫn các bạn phân loại và vẽ layout kho hàng. Warehouse Việt Nam hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn đang có quan tâm hay mong muốn tìm kiếm được một đơn vị hỗ trợ tư vấn và đưa ra những lời khuyên khi thiết kế layout kho hàng thì hãy liên hệ ngay với Warehouse Việt Nam để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất nhé.