Home Nhà Kho LIFO là gì? Phương pháp và nguyên tắc tính

LIFO là gì? Phương pháp và nguyên tắc tính

by admin

Trong quản lý hàng hóa, kế toán có thể dùng phương pháp LIFO để tính giá hàng tồn kho chính mà xác không ảnh hưởng tới báo cáo tài chính. Vậy phương pháp LIFO là gì? Hãy cùng Warehouse tìm hiểu về phương pháp này qua bài viết dưới đây nhé!

LIFO là gì?  

LIFO là gì

LIFO là gì

LIFO là viết tắt từ những chữ cái đầu của “Last In, First Out”. Ở Việt Nam chúng ta thường gọi LIFO là phương pháp quản lý hàng tồn kho theo hình thức nhập trước xuất sau. Do đó, khi quản lý kho, mặt hàng nào mới nhập hay sản xuất gần nhất sẽ được ưu tiên xuất trước. Những mặt hàng ở lại là những mặt hàng tồn kho đã được sản xuất từ lâu.

Như vậy, LIFO cũng là một trong những phương pháp được sử dụng để xác định giá vốn hàng bán cho doanh nghiệp.

Ưu điểm của LIFO

Ưu điểm của phương pháp LIFO là gì? Đầu tiên, LIFO cho phép bạn điều chỉnh mức giá của các mặt hàng để phù hợp với tỷ giá hiện tại. Đây sẽ là một phương pháp tuyệt vời nếu chi phí sản xuất hàng hóa của bạn tăng lên. 

Ví dụ: Trong trường hợp các mặt hàng mới gần đây của bạn có chi phí sản xuất tăng, nếu bạn bán những sản phẩm này với giá xuất xưởng cũ (giá xuất xưởng của những sản phẩm được sản xuất ở thời gian trước) thì bạn sẽ thấy những sản phẩm này có chi phí sản xuất thấp nhưng lại thu được lợi nhuận cao vì bạn đang làm việc theo những thông tin cũ khác với những thông tin ở thời điểm hiện tại. 

Do vậy, bằng cách sử dụng LIFO, bạn sẽ được cập nhật những thông tin chính xác về thu nhập, chi phí và lợi nhuận của mình. 

Bên cạnh đó, LIFO còn giúp giảm rủi ro thua lỗ vì bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự sụt giá thị trường nào đối với những sản phẩm mà bạn sản xuất vì bạn sẽ bán những mặt hàng của mình với mức chi phí sản xuất được tính ở giá mới nhất.

Phương pháp tính LIFO

Bạn đã biết phương pháp tính LIFO chưa

Bạn đã biết phương pháp tính LIFO chưa

Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả thuyết là hàng tồn kho được mua sau hay sản xuất sau thì sẽ được xuất ra ngoài trước. Và những mặt hàng tồn kho còn lại ở cuối chu kỳ sẽ trở thành hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất ở thời gian trước đó. 

Theo phương pháp này, giá trị của những mặt hàng khi xuất kho sẽ được tính theo giá của nhóm hàng được nhập tại thời điểm sau hoặc gần sau cùng, còn giá trị của hàng tồn kho sẽ được tính theo giá của sản phẩm nhập lúc đầu kỳ hoặc gần cuối kỳ. 

Phương pháp tính bình quân cuối kỳ dự trữ

Kế toán phải tính đơn giá nhập xuất tồn bình quân trong kỳ để xác định giá xuất kho vào thời điểm cuối kỳ.

  • Đơn giá bình quân = (Trị giá sản phẩm tồn đầu kỳ + Trị giá sản phẩm nhập trong kỳ) / (Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng sản phẩm tồn kho trong kỳ)
  • Trị giá sản phẩm xuất trong kỳ = Số lượng sản phẩm xuất trong kỳ x Đơn giá bình quân

Phương pháp bình quân cho mỗi lần xuất – nhập

Sau mỗi lần nhập một lô hàng, một mặt hàng, kế toán phải kiểm tra lại giá trị thực tế tồn kho và tính đơn giá bình quân.

  • Đơn giá xuất kho lần x = (Trị giá sản phẩm tồn đầu kỳ + Trị giá sản phẩm nhập trước lần xuất thứ x) /(Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng sản phẩm nhập trước lần xuất thứ x)

Ví dụ: 

Công ty A hoạt động trong lĩnh vực thương mại có tình hình kinh doanh vào tháng 1/2020 như sau:

Tồn kho đầu kỳ: 2.000kg hàng hóa M, đơn giá 20.000đ/kg

  • Ngày 2/1: Nhập 400kg hàng hóa M, đơn giá 23.000đ/kg
  • Ngày 5/1: Xuất 1.100kg hàng hóa M
  • Ngày 10/1: Nhập 800kg hàng hóa M, đơn giá 21.000đ/kg
  • Ngày 25/1: Xuất 400kg hàng hóa M

Tính giá trị xuất kho bằng phương pháp LIFO:

  • Giá xuất kho ngày 5/1 = (400*23.000) + (700*20.000) = 23.200.000đ
  • Giá xuất kho ngày 25/1 = 400*21.000 = 8.400.000đ

Nguyên tắc hoạt động của LIFO

Chu trình hoạt động của LIFO như thế nào

Chu trình hoạt động của LIFO như thế nào

Bằng cách áp dụng phương pháp LIFO, các doanh nghiệp sẽ bớt phải lo lắng hơn. Lúc này, hàng hóa mới sản xuất sẽ được xếp lên phía trên hoặc phía trước những sản phẩm đang lưu trữ trước đó.

Tuy nhiên, do tính chất lưu kho lâu dài nên doanh nghiệp cần phải cho người kiểm tra hàng tồn kho định kỳ. Điều này cho phép đơn vị nắm bắt chính xác mức độ hàng tồn kho để tránh các trường hợp thất thoát sản phẩm.

Một gợi ý khác cho các công ty muốn áp dụng nguyên tắc LIFO đó là sử dụng các kệ sản phẩm để trưng bày. Nhờ cách này mà bạn có thể đảm bảo được tính khoa học và hiệu quả cho không gian lưu trữ.

Như vậy, qua những chia sẻ và hướng dẫn về cách tính giá hàng tồn kho theo phương pháp LIFO, Warehouse mong rằng sẽ giúp các bạn kế toán kho có thể tính toán chính xác và tránh được những sai sót không mong muốn. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về những vấn đề có liên quan tới quản lý hàng tồn kho, hãy liên hệ với Warehouse để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất nhé.

 

You may also like

Leave a Comment