Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực logistics đều rất coi trọng khâu quản trị kho hàng. Việc quản lý kho hàng trong logistics có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận cũng như sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi điểm danh 3 cách quản lý kho hàng logistics hiệu quả nhất năm 2022.
Contents
Quản lý kho hàng trong logistics là gì?
Kho hàng là nơi lưu trữ các loại hàng hóa khác nhau của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực logistics, kho hàng chính là điểm quan trọng, góp phần vào việc lưu thông, phân phối trong chuỗi cung ứng của các đơn vị sản xuất và kinh doanh.
Quản lý kho hàng trong logistics được hiểu đơn giản là công tác bảo quản, tổ chức sắp xếp và theo dõi quy trình xuất – nhập hàng hóa. Quy trình quản lý kho hàng minh bạch, chuyên nghiệp và rõ ràng sẽ đảm bảo khâu vận hành trơn tru, nhà sản xuất/kinh doanh dễ dàng đối soát số liệu và trải nghiệm của khách hàng, người tiêu dùng cũng sẽ được nâng cao.

Thế nào là quản lý kho hàng trong logistics
Các loại hình quản lý kho hàng trong logistics
Có một vài loại hình quản lý kho hàng trong logistics mà bạn cần quan tâm. Căn cứ vào đặc thù riêng biệt của hàng hóa, các loại kho được phân loại cụ thể như sau:
- Quản lý kho vật liệu phục vụ cho việc đóng gói hàng hóa: Các loại vật liệu như bao bì, túi nilon, thùng carton, dây chun, dây buộc… hoặc các phụ kiện khác phục vụ cho việc chứa đựng sản phẩm.
- Quản lý kho các loại sản phẩm: Các thành phẩm cuối cùng sau khi đã hoàn tất công tác sản xuất, được di chuyển qua kho để chuẩn bị xuất hàng.
- Quản lý kho các loại linh kiện sản xuất: Các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm được tập hợp và phân loại rõ ràng, sẵn sàng phục vụ cho việc sản xuất.
Việc phân chia loại hình quản lý kho hàng logistics có thể thay đổi theo những đặc điểm đặc thù riêng biệt của sản phẩm hoặc đơn vị sản xuất/phân phối. Tuy vậy, quy trình quản trị kho vẫn cần tuân thủ theo các bước cơ bản nhất định để đảm bảo kho hàng và dịch vụ cho thuê kho hàng hoạt động ổn định.
Quy trình quản trị kho hàng logistics

Quản lý kho hàng trong logistics được diễn ra như thế nào
Quy trình quản trị kho hàng logistics sẽ lần lượt đi theo các bước cụ thể như sau:
Nhập kho
Quy trình nhập kho các sản phẩm cần đảm bảo thống kê rõ ràng các tiêu chí sau của hàng hóa:
- Tên hàng hóa
- Số lượng hàng hóa
- Thời gian sản xuất hàng hóa
- Hạn sử dụng hàng hóa
- Thời gian nhập kho
- Thời gian xuất kho (dự tính nếu có)
Nếu trong quá trình nhập kho, các thông tin về hàng hóa nhập không rõ ràng thì có thể dẫn đến các sai sót trong quá trình kiểm kê, nhầm lẫn khi chuyển hàng tới tay người nhận… Vì thế nguy cơ hàng phải quay đầu, hoàn hàng là rất cao. Và những lỗi này sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Chi phí xây nhà kho cập nhật mới nhất
Lưu kho
Bước tiếp theo trong quá trình quản lý kho hàng trong logistics đó là lưu kho. Sau khi đã tiến hành nhập kho, hàng hóa sẽ được điều chuyển vào khu vực lưu kho. Các loại hàng hóa sẽ được sắp xếp một cách hợp lý và đúng tiêu chuẩn của kho hàng.
Quá trình lưu kho đảm bảo chuyên nghiệp, rõ ràng thì sẽ đảm bảo toàn bộ hệ thống kho vận hành trơn tru. Chưa hết, người quản lý kho/người kiểm kê kho dễ dàng quản lý và truy xuất các thông tin liên quan bất cứ lúc nào.
Lấy hàng
Khi có yêu cầu xuất kho từ bộ phận quản lý, hàng hóa sẽ được xuất khỏi kho. Người phụ trách sẽ căn cứ vào yêu cầu của đơn hàng để tiến hành thu thập các loại hàng hóa theo đúng thông tin được lưu trữ trên hệ thống của kho hàng. Người lấy hàng thực hiện công đoạn lấy hàng chính xác sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và thúc đẩy tiến trình giao vận hiệu quả hơn.
Đóng gói và xuất kho
Các sản phẩm sẽ được đóng gói theo quy chuẩn để chuẩn bị sẵn sàng cho việc giao hàng. Sử dụng thùng carton, túi nilon, vật chèn… là những cách có thể sử dụng để đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Ngoài ra, trên thùng hàng đóng gói cần có nhãn dán có thông tin của gói hàng để thuận tiện cho việc vận chuyển. Chưa hết, phần thông tin này cũng đóng vai trò quan trọng cho bộ phận kiểm kê kiểm tra, đối chiếu dữ liệu lần cuối trước khi duyệt xuất kho.
Xem thêm: Bảng giá cho thuê nhà kho nhỏ cụ thể, chi tiết
Hoàn trả hàng
Có rất nhiều lý do có thể dẫn đến tình trạng hoàn trả hàng, như: Hàng bị lỗi, hàng giao sai cho khách hàng, khách hàng không hài lòng về chất lượng,… Tuy vậy, việc hoàn trả hàng cũng cần tuân thủ theo đúng quy định hoặc thoả thuận giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
Hàng hóa sau khi trả cũng được phân chia và có những giải pháp xử lý khác nhau. Bộ phận kho kết hợp cùng bộ phận tài vụ sẽ cùng thống nhất phương án giải quyết tốt nhất để đảm bảo tối đa lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng. Khâu này cũng cần thực hiện nhanh gọn để đảm bảo các hoạt động khác của quy trình quản lý kho hàng trong logistics không bị chậm tiến độ.
Kiểm kê hàng hóa
Quy trình tiếp nhận và cung ứng hàng hóa cần phải được kiểm kê minh bạch, rõ ràng. Công tác này thực hiện theo định kỳ nhằm đảm bảo theo dõi tiến độ cũng như các loại hạch toán thu – chi của doanh nghiệp.
Xem thêm: Danh sách kho ngoại quan Hải Phòng chi tiết năm 2022
Báo cáo thống kê định kỳ
Bất cứ khâu vận hành nào trong doanh nghiệp đều cần có báo cáo thống kê. Quản lý kho hàng trong logistics cũng cần thường xuyên thiết lập các báo cáo nhằm theo dõi, giám sát và điều chỉnh các phương án kinh doanh cho doanh nghiệp.
3 cách quản lý kho hàng trong logistics hiệu quả nhất năm 2022
Thực tế có rất nhiều cách quản lý kho hàng trong logistics. Và cũng đã nhấn mạnh trong bài viết, tùy thuộc vào đặc điểm hàng hóa cũng như các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp mà áp dụng cách thức quản lý khác nhau.

Những cách quản lý kho hàng trong logistics như thế nào
Dưới đây là 3 cách quản trị kho hàng trong logistics hiệu quả, dễ thực hiện và được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất:
- Áp dụng phương pháp FIFO hoặc LIFO: FIFO hiểu là nhập trước, xuất trước, LIFO là nhập sau, xuất trước. Về bản chất, mỗi phương pháp có cách áp dụng khác nhau. FIFO phù hợp với các mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn như hàng thời trang, hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng. LIFO sẽ áp dụng với các loại sản phẩm có thể tồn kho lâu như vật liệu xây dựng, linh phụ kiện,…
- Bố trí theo thông tin trên mã hàng hóa: Thời đại công nghệ số lên ngôi nên các loại hàng hóa đều được thiết lập theo mã (mã vạch, mã số,…). Vì thế những thông tin này có thể sử dụng làm cơ sở để phân chia hàng hóa khi quản lý kho hàng.
- Quản lý kho theo từng khu vực: Đây cũng là cách đơn giản bởi chỉ cần phân chia khu vực rõ ràng cho mỗi loại hàng hóa. Để thực hiện cách này chính xác, khu vực kho cần được bố trí các bảng chỉ dẫn chi tiết cho từng phân loại hàng.
Xem thêm: Thủ tục xuất nhập hàng kho ngoại quan chi tiết
Như vậy, có thể thấy rằng, việc quản lý kho hàng trong logistics đóng vai trò quan trọng trong quy trình vận hàng của các đơn vị sản xuất – kinh doanh.
Bạn đọc quan tâm tới các sản phẩm/dịch vụ liên quan tới kho và các vấn đề về kho hàng, vui lòng liên hệ với Warehouse để được tư vấn chi tiết và hiệu quả nhất.