Bạn đã nghe nhiều lần về thuật ngữ “vendor” nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của vendor là gì. Hãy cùng Bonded Warehouse Vietnam khám phá và tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc này trong bài viết hôm nay nhé!
Contents
Định nghĩa Vendor là gì?
Vendor là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh và mua sắm. Khái niệm này đề cập đến một cá nhân, tổ chức hoặc công ty cung cấp hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ cho một doanh nghiệp khác.
Vậy vendor trong logistics là gì? Vendor có thể là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán buôn hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Trong quan hệ thương mại, vendor thường được chọn dựa trên chất lượng sản phẩm, giá cả, khả năng cung ứng và các yếu tố khác phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Xem thêm: Cho thuê kho hàng, kho bãi: bảng giá chi tiết và cập nhật mới nhất

Khái niệm vendor là gì?
Ví dụ: các doanh nghiệp như siêu thị như Lotte Mart, Big C, Emart… hoặc các cửa hàng tiện lợi như Circle K, Family Mart… cũng như các tiệm tạp hóa (doanh nghiệp cá nhân) đều là vendor.
Các loại hình Vendor trong logistics
Có nhiều tiêu chí để phân loại Vendor, và trong bài viết này chúng tôi tập trung vào hai tiêu chí phổ biến nhất, đó là phân loại dựa trên nguồn hàng và khách hàng phân phối.
Phân loại dựa trên nguồn hàng
Vendor tự sản xuất sản phẩm: Vendor trong trường hợp này đồng thời là người cung cấp và sản xuất sản phẩm. Vendor sẽ trực tiếp bán sản phẩm do chính mình sản xuất đến khách hàng cuối. Ví dụ như các hộ kinh doanh sản phẩm làm thủ công. Đặc điểm của loại hình này là vendor hoàn toàn có quyền quyết định bán sản phẩm theo giá sỉ hoặc lẻ.
Xem thêm: Cho thuê kho hàng, kho bãi tại Hà Nội giá rẻ, uy tín
Vendor nhận hàng về phân phối: Trong trường hợp này, vendor đóng vai trò là một đại lý phân phối hàng từ một nhà sản xuất riêng biệt hoặc là một đại lý cuối cùng trong chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến khách hàng. Đây là vai trò phổ biến của hầu hết các vendor trên thị trường. Giá bán sản phẩm có thể được niêm yết theo quy định của nhãn hàng và vendor không được phép bán sản phẩm với giá giảm.
Phân loại dựa trên khách hàng
Dựa trên khách hàng, có thể phân loại vendor theo 3 loại hình phổ biến chính:
- B2B (Business-to-Business): doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp khác.
- B2C (Business-to-consumer): doanh nghiệp bán cho khách hàng cá nhân.
- B2G (Business-to-government): doanh nghiệp bán hàng cho chính phủ.
Phân biệt Vendor với các thành phần trong chuỗi cung ứng Logistics
Vậy là bạn đã hiểu vendor là gì. Để phân biệt các thành phần trong chuỗi cung ứng, bạn cần hiểu và nắm vững sơ đồ quy trình hoạt động của nó. Bằng cách xác định vị trí của các thành phần trong quy trình, bạn có thể dễ dàng nhận biết vai trò của từng thành phần và có cái nhìn tổng quan rõ ràng.
- Supplier: Các công ty là người sẽ cung cấp cho nhà sản xuất các nguyên vật liệu.
- Manufacturer: Người sản xuất sẽ sản xuất sản phẩm bằng các nguyên vật liệu được cung cấp bởi nhà cung cấp.
- Distributor: Sau khi sản xuất xong, hàng hóa sẽ được chuyển đến các nhà phân phối và nhà phân phối độc quyền trong khu vực.
- Seller và vendor: nhập hàng hóa từ các nhà phân phối để bán.
- Customer: là người mua và sử dụng sản phẩm.

Vendor trong chuỗi cung ứng
Vậy sau khi đã nắm được quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng, hãy cùng Efex tìm hiểu sự khác biệt giữa Vendor và các thuật ngữ tương tự.
So sánh vendor và supplier
Trên thực tế, trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng, vai trò của Vendor và Supplier hoàn toàn khác nhau, mặc dù cả hai đều được dịch sang tiếng Việt với ý nghĩa là nhà cung cấp.
Tiêu chí | Vendor | Supplier |
Khái niệm | Vendor chỉ cá nhân hoặc tổ chức cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá cố định cho khách hàng cuối cùng. | Supplier cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm theo nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất. |
Vị trí trong chuỗi cung ứng | Vendor nằm ở cuối chuỗi cung ứng, trực tiếp tiếp xúc và bán hàng cho người tiêu dùng. | Supplier nằm ở đầu chuỗi cung ứng, cung cấp nguồn hàng cho các nhà sản xuất. |
Mục đích | Mục đích của vendor là phân phối và bán sản phẩm đến tay người dùng cuối cùng. | Supplier hỗ trợ quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. |
Khối lượng nhà cung cấp | Nhỏ | Lớn |

So sánh vendor và supplier
Sự khác biệt giữa Seller và Vendor là gì?
Trong chuỗi cung ứng, Vendor và Seller đều đóng vai trò phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, hai khái niệm này có những điểm khác biệt cần lưu ý:
Seller thường chỉ đơn vị hay cá nhân trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng. Họ có thể là nhà sản xuất hoặc là đơn vị phân phối, kinh doanh. Seller tập trung vào việc tiếp thị, quảng bá và bán hàng. Họ ít quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ cũng như quy trình sản xuất.
Trong khi đó, Vendor chỉ các nhà cung cấp, nhà sản xuất các sản phẩm, dịch vụ cho các đơn vị khác trong chuỗi. Vendor thường không trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng. Họ chú trọng đến chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất.
Xem thêm: Thuê kho mini HCM: chi phí rẻ và các đơn vị uy tín nhất
Trong quá trình kinh doanh, Vendor có thể nhập hàng từ nhà phân phối hoặc sản xuất ra sản phẩm mang thương hiệu riêng để bán cho người tiêu dùng. Ngược lại, Seller thường tập trung vào việc nhập hàng và bán lại cho người dùng.
Khi Vendor nhập hàng từ nhà phân phối, nhà sản xuất, họ có thể bán lại với giá lẻ để thu lợi nhuận. Trong trường hợp Vendor tự sản xuất sản phẩm, họ có quyền tự định giá bán lẻ hoặc giá sỉ cho sản phẩm của mình.
Vì không thông qua trung gian nhập hàng, Vendor có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Tuy nhiên, Seller thường tập trung vào việc nhập hàng và bán lại, do đó hầu hết các sản phẩm của Seller được bán với giá lẻ.
Tiêu chí | Vendor | Seller |
Quy mô | công ty hoặc cá nhân. | Cá nhân |
Nguồn hàng | Vendor có thể tự sản xuất hoặc nhập hàng từ phía nhà phân phối. | Nhập hàng từ các nhà phân phối |
Giá bán | Giá lẻ hoặc giá sỉ | Giá lẻ |
Xem thêm: Dịch vụ thuê kho mini Hà Nội: Ưu điểm và chi phí
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu vendor là gì và phân biết vendor với các thành phần khác nhau trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh các thành phần khác trong quy trình chuỗi cung ứng sản phẩm, Vendor đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Do đó, doanh nghiệp cần nhận thức về những lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh, nhằm tiếp cận được các Vendor tốt và thúc đẩy doanh số bán hàng.